Hoạt động 7h30-20h00 Cả ngày lễ, thứ 7 và chủ nhật

Phương pháp xét nghiệm giang mai

Ngoài các biểu hiện, triệu chứng thì xét nghiệm chẩn đoán là cách nhận biết chính xác nhất về bệnh giang mai. Vậy, phương pháp nào dùng để chẩn đoán bệnh giang mai? Những thông tin sau đây sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết về việc làm xét nghiệm giang mai, cũng như cơ chế ứng dụng các phương pháp này.

Giang mai là do xoắn khuẩn giang mai gây ra, bệnh lây lan chủ yếu qua đường tình dục không an toàn. Bệnh giang mai không chỉ giới hạn ở những bộ phận sinh dục, mà còn có thể lây truyền qua các tiếp xúc gần khác. Đây là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm hiện nay. Vì vậy, việc kiểm tra, xét nghiệm sức khỏe định kỳ sẽ rất hữu ích cho biết phát hiện sớm ra bệnh.

Các xét nghiệm chẩn đoán giang mai

Xét nghiệm khi không có biểu hiện trong giai đoạn sớm

xét nghiệm giang mai 1

Xét nghiệm soi kính hiển vi để tìm xoắn khuẩn giang mai

Trong giai đoạn đầu của giang mai, cơ thể cũng chưa tạo ra kháng thể. Bởi vậy, việc chẩn đoán khá phức tạp. Cách chẩn đoán thích hợp và chính xác nhất chính là lấy các vết loét giang mai, dịch âm đạo ở nữ giới… soi trên kính hiển vi để tìm xoắn khuẩn giang mai.

Xét nghiệm khi có biểu hiện bằng phản ứng RPR và TPHA

– RPR là phương pháp xét nghiệm giang mai phổ biến hiện nay để chẩn đoán giang mai và các bệnh liên quan đến lây nhiễm qua đường tình dục. Khi xét nghiệm RPR cho kết quả âm tính (-) thì tức là không bị bệnh, nhưng nếu cho kết quả dương tính (+) thì khả năng cao là bị bệnh giang mai. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu của bệnh nếu làm xét nghiệm thì có thể cho kết quả dương tính.

 – Nếu xét nghiệm TPHA cho kết quả (+) thì khả năng bị bệnh lên tới 95%. Nhưng nếu người bệnh không có bất cứ hành vi tình dục nào hay đã quan hệ tình dục có dùng bao cao su. Khi làm xét nghiệm TPHA (+) thì người bệnh nên làm thêm xét nghiệm Fluorescent Treponemal Antibody – Absorption (FTA-ABS) để sàng lọc, phân biệt bệnh giang mai với các nhiễm trùng khác.

xét nghiệm giang mai

Kết quả RPR và TPHA dương tính (+) là bị nhiễm giang mai

– Nếu người nữ giới bị bệnh giang mai nhưng đang mang thai. Thì mỗi tháng nên làm xét nghiệm 1 lần và người bệnh phải theo dõi động thái diễn biến của bệnh.

– Đối với đứa trẻ sinh ra từ mẹ mắc bệnh giang mai: Nếu đứa trẻ không bị lây nhiễm từ mẹ nhưng khi làm xét nghiệm RPR cho kết quả dương tính cũng chưa chắc có thể chẩn đoán đúng. Nếu trường hợp trẻ có chỉ số RPR cao hơn mẹ, thậm chí cao hơn 4 lần, có thể chẩn đoán trẻ nhiễm virus Giang mai, lúc này có chỉ định điều trị.

Trên đây là những phương pháp làm xét nghiệm giang mai mà các bác sĩ Phòng khám Bắc Việt cung cấp cho mọi người. Mong rằng với những kiến thức này sẽ giúp ích cho mọi người trước khi làm xét nghiệm. Nếu có bất cứ thắc mắc hay vấn đề gì liên quan đến bệnh giang mai, mọi người hãy liên hệ về ngay Phòng khám đa khoa Bắc Việt để được tư vấn cụ thể.

Bài viết liên quan