Hoạt động 7h30-20h00 Cả ngày lễ, thứ 7 và chủ nhật

Bị sùi mào gà khi mang thai nguy hiểm như thế nào?

Sùi mào gà là bệnh xã hội phổ biến và rất khó chữa trị. Tuy không gây những ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng nữ giới bị sùi mào gà khi mang thai là khá nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Cùng tìm hiểu rõ hơn những nguy hiểm mà bệnh sùi mào gà gây ra ở phụ nữ mang thai là như thế nào qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về bệnh sùi mào gà.

Sùi mào gà do virus HPV gây ra, nhưng chỉ có một số chủng HPV có thể gây sùi mào gà và ung thư.

Những con đường lây nhiễm sùi mào gà phổ biến hiện nay như sau:

  • Lây truyền qua đường tình dục không an toàn
  • Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh
  • Tiếp xúc trực tiếp vết thương hở với vết thương hoặc dịch mủ của người bệnh
  • Sử dụng chung kim tiêm hoặc dụng cụ phẫu thuật không qua tiệt trùng
  • Lây truyền từ mẹ sang con khi sinh thường

Sùi mào gà là căn bệnh khá nguy hiểm và có nguy cơ lây lan sang người khác nếu không có cách phòng tránh hiệu quả thì khả năng lây nhiễm rất cao. Do vậy, mỗi người nên tự học cách bảo vệ mình bằng cách ngăn chặn từ chính những nguyên nhân lây nhiễm sùi mào gà kể trên.

Những biểu hiện nhận biết sùi mào gà mà mọi người nên chú ý để nhận biết bệnh sớm, không cần chờ xét nghiệm như sau:

  • Cơ quan sinh dục xuất hiện các nốt mụn sùi nhỏ màu hồng nhạt hoặc trắng
  • Khí hư ra nhiều, có mùi hôi khó chịu, cảm giác ngứa ngáy vùng kín
  • Một thời gian sau các nốt sùi lặn đi khiến người bệnh nhầm lẫn rằng bệnh tự khỏi, không có gì nguy hiểm
  • Nếu không chữa trị kịp thời, khi sức đề kháng cơ thể giảm đi các nốt sùi lại phát tác và có thể kết thành đám sùi lớn.
  • Sùi mào gà dễ bị tổn thương gây chảy mủ hoặc máu, mùi hôi khó chịu

Trên đây đều là những dấu hiệu điển hình của bệnh sùi mào gà. Do vậy khi phát hiện ra những biểu hiện gần giống kể trên các bạn nên nhanh chóng thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời.

Bị sùi mào gà khi mang thai nguy hiểm như thế nào?

Trong thời gian mang thai hoặc trước khi mang thai mắc sùi mào gà thì nguy cơ lây nhiễm sang thai nhi trong quá trình sinh nở là điều có thể xảy ra. Thời gian mang thai cơ thể có rất nhiều thay đổi, sức đề khác cơ thể có thể suy giảm và là điều kiện giúp virus sùi mào gà tiềm ẩn trong cơ thể phát tác và gây tái phát sùi mào gà.

Ngoài ra, thời kỳ mang thai là thời gian các bệnh viêm nhiễm phụ khoa phát triển mạnh hơn bình thường. Viêm nhiễm phụ khoa cùng với sùi mào gà có thể tấn công thai nhi và lây nhiễm sang thai nhi. Do vậy, khi mắc sùi mào gà hoặc có tiền sử mắc sùi mào gà chị em nên hỏi ý kiến bác sĩ để tham khảo phương án hỗ trợ ngăn chặn lây nhiễm sang trẻ sơ sinh.

Với các trường hợp thai phụ mắc bệnh sùi mào gà bác sĩ khuyên nên lựa chọn sinh mổ để hạn chế lây nhiễm cho trẻ sơ sinh. Bởi khi sinh thường trẻ chui qua đường âm đạo, là nơi chứa dịch nhầy nên dễ bị lây nhiễm bệnh sang trẻ sơ sinh.

Sùi mào gà trong thai kỳ có thể phát triển nhanh và mạnh, gây hẹp âm đạo, bít lỗ tiểu, dễ bị chảy máu ở nốt sùi do va chạm. Điều này làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa thai kỳ, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Bài viết liên quan

MỤC LỤC