Site icon Khám Phụ Khoa

Các giai đoạn phát triển bệnh giang mai

Bệnh giang mai là một căn bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn mang tên Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Bệnh giang mai rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh tình trạng bệnh ngày càng nặng và có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh giang mai có những giai đoạn nào? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ đề cập tới các giai đoạn phát triển bệnh giang mai.

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai là bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục rất nguy hiểm có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Bệnh giang mai còn có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp hoặc các tiếp xúc gián tiếp khác và cả qua con đường lây nhiễm từ mẹ sang con. Bệnh giang được chia thành 4 giai đoạn chính là giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn 3. Bệnh giang mai rất nguy hiểm nhưng có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Các giai đoạn phát triển bệnh giang mai.

Giai đoạn 1.

– Bệnh sẽ có dấu hiệu sau khi phát triển sau khoảng hơn 1 tuần đến 6 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh với sự xuất hiện các săng giang mai là các vết loét xuất hiện ở các bộ phận sinh dục như môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung, dương vật, quy đầu,..

– Các vết loét thường có đặc điểm nông, hình tròn hoặc bầu dục, nhẵn, màu hồng, không gây đau, ngứa, không có mủ sau đó vết loét chuyển sang thâm cứng và kèm theo biểu hiện nổi hạch ở vùng bẹn hai bên nhưng cũng không đau.

–   Các triệu chứng trên sẽ tự biến mất sau khoảng 3 – 6 tuần mà không cần điều trị nhưng không phải bệnh đã khỏi mà lúc này vi khuẩn đã xâm nhập vào máu và tiếp tục phát triển

cac-giai- doan-phat-trien-benh-giang-mai
Bệnh giang mai là bệnh như thế nào?

Giai đoạn 2.

– Sau giai đoạn 1 từ khoảng 4 đến 10 tuần sẽ xuất hiện một số triệu chứng bệnh như các nốt ban đối xứng, màu hồng hoặc màu hồng tím không gây ngứa, ấn vào da thì biến mất, mọc nông, không nổi cao trên mặt da, không bị bong vảy và tự mất đi.

– Bệnh giang mai ở giai đoạn này còn xuất hiện các vết sần, mụn như nốt phỏng nước, có các vết loét ở da và niêm mạc với kích thước khác nhau không liên kết và sau đó khô đi và bong vảy, có các viền da ở xung quanh vết sần.

– Một số trường hợp sẽ có biểu hiện là sần mủ sẽ ít xuất hiện hơn so với các nốt mụn nước hay các nốt sần thông thường.

– Một số triệu chứng thường gặp trong giai đoạn này như người bệnh thường xuyên bị mệt mỏi, đau họng, sụt cân, đau đầu, suy nhược cơ thể, nổi hạch và sốt.

– Các triệu chứng trên sẽ tự biến mất sau khoảng từ 3 -6 tuần xuất rồi và chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn.

Giai đoạn tiềm ẩn.

– Ở giai đoạn này bệnh không có biểu hiện cụ thể, rất khó phát hiện, người bệnh cứ nghĩ là bệnh đã khỏi nhưng bệnh vẫn đang tồn tại trong cơ thể. Bệnh chỉ được xác định khi xét nghiệm huyết thanh của người bệnh

– Giai đoạn này của bệnh chia thành 2 giai đoạn nhỏ là thời gian tiềm ẩn sớm dưới 1 năm sau giai đoạn 2 và thời gian tiềm ẩn muộn kéo dài hơn 1 năm sau giai đoạn 2. Giai đoạn tiềm ẩn sớm có thể tái phát triệu chứng bệnh nhưng đối với giai đoạn tiềm ẩn muộn thì bệnh sẽ có có triệu chứng gì và ít lây hơn.

cac-giai-doan-phat-trien-benh-giang-mai
Bệnh giang mai được chia thành 4 giai đoạn chính

Giai đoạn 3.

Giai đoạn 3 của bệnh sẽ xảy ra sau khoảng 3 -15 năm khi phát hienj bệnh ở giai đoạn 1 với 3 hình thức bệnh khác nhau như giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và củ giang mai. Ở giai đoạn này bệnh giang mai sẽ không lây nhiễm sang người khác.

Trên đây là các giai đoạn phát triển bệnh giang mai mà các chuyên gia phòng khám chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Nếu còn nhu cầu hay thắc mắc gì các bạn có thể liên hệ trực tiếp với Phòng khám đa khoa Bắc Việt chúng tôi theo số điện thoại: 0862.698.266 để được tư vấn miễn phí.

Tư vấn miễn phí tại đây 👈
Exit mobile version