Hoạt động 7h30-20h00 Cả ngày lễ, thứ 7 và chủ nhật

Nấm có ảnh hưởng thai nhi không?

Nấm âm đạo là một trong những bệnh phụ khoa có tầm ảnh hưởng khá lớn tới sức khỏe của nữ giới. Nếu không được điều trị kịp thời, nấm âm đạo có thể kéo theo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm khác. Phụ nữ dễ bị nấm bởi sự gia tăng kích thích tố, thay đổi PH trong âm đạo, thay đổi chế độ ăn uống hoặc trao đổi chất.

Khi bị nấm âm đạo, thay vì cảm giác đau đớn thì chị em sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu như cảm giác ngứa ngáy vùng kín, khí hư ra nhiều bất thường gây cảm giác thoải mái, … Nấm âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi hay không là câu hỏi được đặt ra khá nhiều đối với những chị em đang mang bầu? Việc điều trị nấm âm đạo khi đang mang thai là điều khá khó khăn nên làm cách nào có thể điều trị triệt để bệnh được hiệu quả, an toàn cho bé nhất? Cần làm gì khi bị nấm âm đạo? Đó là những câu hỏi được khá nhiều bà mẹ quan tâm. Hãy cùng theo dõi lời giải đáp thông qua nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

nam-co-anh-huong-thai-nhi-khong-1
Nấm có ảnh hưởng thai nhi không?

Nguyên nhân bị nấm âm đạo

Nấm âm đạo được hình thành do một loại vi khuẩn lên men gây ra được gọi là Candida Albicans. Loại vi khuẩn này rất dễ bị nhiễm tuy nhiên lại cực khó để có thể điều trị dứt điểm. Chúng thường hoạt động trên da và trong âm đạo. Đặc biệt chúng càng phát triển mạnh hơn trong điều kiện thuận lợi như khi đang mang thai hoặc uống kháng sinh sau đó gây nhiễm nấm tại khu vực chúng hoạt động.

Khi bị nấm, vi khuẩn có thể nằm yên trong cơ thể, đợi thời cơ thuận lợi để bùng phát. Trong khi có thai, độ PH trong âm đạo sẽ có nhiều tính kiềm hơn tính a-xít và dần trở thành nguồn thực phẩm cho các men vi khuẩn. Do vậy, để phòng tránh được nguy cơ nhiễm nấm, các mẹ bầu nên kiểm soát tốt bệnh tiểu đường.

Nấm thường rất thích sinh sản và hoạt động trong môi trường ẩm ướt mà trong quá trình mang thai lượng dịch tiết âm đạo được tăng lên đáng kể so với bình thường do vậy rất dễ để nấm phát triển mạnh. Việc nội tiết tố thay đổi, nhất là mức oestrogen cao cũng góp phần cho nấm sinh sản. Phụ nữ có hệ thống miễn dịch suy yếu, những người đang dùng steroid hoặc hóa trị cũng rất dễ bị nấm.

Bị nấm âm đạo có những triệu chứng gì?

– Âm đạo tiết dịch màu trắng

– Vùng âm đạo bị ngứa dữ dội

– Âm đạo có hiện tượng bị đau nhức.

– Tiểu rát, sưng mô âm đạo và môi âm hộ

Nấm có ảnh hưởng thai nhi không?

Hiện tại vẫn chưa có kết luận nào cho thấy nấm nguy hiểm cho thai nhi. Nhưng nếu người mẹ bị nấm khi sinh, em bé cũng có thể bị lây nhiễm theo. Dấu hiệu nhận biết em bé đang bị nấm đó là xuất hiện các vết màu trắng trong miệng bé. Người mẹ bị nấm ở đầu vú cũng làm bé bị nấm khi bú mẹ.

Cần làm gì khi bị nấm âm đạo?

– Vệ sinh vùng kín đúng cách: hãy lau sạch từ trước ra sau

– Sau khi vệ sinh xong hãy rửa sạch tay và hong khô.

– Dùng giấy vệ sinh đạt tiêu chuẩn chất lượng để tránh những kích ứng trên da.

– Nếu bị tiểu rát, hãy rửa âm hộ bằng nước nóng để trung hòa a-xít trong nước tiểu

– Để tránh cảm giác tiểu rát, chị em nên tắm bằng nước ấm

– Uống nhiều nước, để làm loãng nước tiểu và giảm cảm giác bị tiểu rát

Như vậy, khi bị nấm âm đạo các chị em nói chung các mẹ bầu nói riêng cần thay đổi những thói quen sinh hoạt sao cho đúng cách đồng thời nhanh chóng đi khám phụ khoa để được các bác sĩ chỉ dẫn, đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất tránh những ảnh hưởng tới thai nhi trong quá trình điều trị nấm.

Bài viết liên quan

MỤC LỤC