Là một trong những bệnh phụ khoa phụ nữ thường gặp, nấm âm đạo thường xuất hiện với chị em phụ nữ ít nhất 1 lần trong đời. Khác với những loại nấm khác, loại vi khuẩn này thường phát triển mạnh tại vùng kín của phụ nữ – điều này khá bất tiện trong quá trình điều trị bệnh. Đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai, việc chữa nấm âm đạo còn khó khăn hơn rất nhiều lần do sợ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe thai nhi. Vậy cách tốt nhất đó là nên phòng tránh nấm âm đạo ngay từ sớm để tránh sự xâm nhập của chúng. Cách phòng tránh là gì? Nên phòng tránh ra sao để nấm không còn xuất hiện? Hãy cùng theo dõi bài viết chia sẻ dưới đây của chúng tôi để rõ hơn!
Phòng tránh bệnh nấm âm đạo như thế nào?
– Lựa chọn quần lót bằng vải cotton, tránh các loại vải chứa sợi nylon, polyester, thun…
– Đồ lót nên được giặt bằng nước nóng, xả thật kỹ, phơi dưới nắng mặt trời thay vì dùng máy sấy
– Lựa chọn đồ lót rộng rãi, thoải mái. Nếu đồ lót quá chật sẽ kìm hãm sự lưu thông không khí dễ tạo môi trường cho nấm phát triển. Tránh mặc quần chật, bó sát. Sự thông thoáng giúp loại bỏ các loại nấm.
– Nếu bị nhiễm nấm âm đạo nên giữ cho âm đạo lúc nào cũng được khô thoáng.
– Không nên ăn những thực phẩm có bột như bánh mì bởi trong đó có một lượng men lớn dễ tạo môi trường cho nấm phát triển.
– Nên hạn chế sử dụng đường tránh tiểu đường và những thực phẩm đã được chế biến sẵn.
– Sử dụng kháng sinh theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Không lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh.
– Vệ sinh cá nhân đúng cách: Nên tắm và thay đồ lót mỗi ngày ít nhất 2 lần, giặt khăn tắm thường xuyên.
– Không nên sử dụng xà phòng mạnh, sữa tắm hoặc chất tẩy tế bào chết ở khu vực âm đạo, tránh thụt rửa âm đạo sâu.
– Thêm sữa chua vào thực đơn ăn uống mỗi ngày của bạn.
– Trong quá trình bị nấm nên kiêng quan hệ tình dục. Mặc dù không nguy hiểm cho cả hai vợ chồng và thai nhi nhưng việc quan hệ sẽ gây kích ứng da và chồng bạn có thể bị lây nấm.
– Pha arbonate soda hoặc giấm vào nước tắm và ngâm một lúc sẽ giúp bạn dễ chịu.
Có thể có thai khi bị nấm âm đạo hay không?
Điều này là hoàn toàn sai. Bạn vẫn có thể có thai bình thường khi bị nấm âm đạo. Nấm hoàn toàn không ảnh hưởng khả năng sinh sản cũng như gây ra biến chứng trong quá trình mang thai. Nó chỉ giới hạn trong khu vực âm đạo và vùng da xung quanh.
Thai nhi có bị ảnh hưởng khi mẹ bị nấm âm đạo hay không?
Điều này là không thể. Đôi khi, trẻ bị nấm ở miệng do sinh ra qua đường âm đạo mà người mẹ đang bị nấm trong lúc sinh. Trẻ sơ sinh cũng có thể bị ban tã do nấm. Cả hai tình trạng này đều có thể điều trị và đáp ứng tốt với các loại thuốc bôi hoặc thuốc nhỏ (giọt).
Trên đây là một số kiến thức chúng tôi muốn chia sẻ tới chị em trong bài viết này giúp chị em có cái nhìn chính xác nhất về những tác động của nấm âm đạo tới sức khỏe của chị em và thai nhi. Mặc dù thai nhi không có ảnh hưởng khi bị mang thai bị nấm âm đạo nhưng chị em vẫn nên đề phòng và điều trị càng sớm càng tốt.