Hoạt động 7h30-20h00 Cả ngày lễ, thứ 7 và chủ nhật

Phương pháp điều trị thai ngoài tử cung

Một bào thai hình thành bên ngoài tử cung sẽ không thể phát triển được bình thường mà ngược lại, nó còn gây nguy hiểm cho thai phụ. Ngoài sự đau đớn, mệt mỏi và khó chịu, những phụ nữ này còn có nguy cơ bị tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, một phương pháp điều trị thai ngoài tử cung hiệu quả sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe của người phụ nữ và giúp họ mang thai bình thường trong tương lai. 

Theo các chuyên gia, thai ngoài tử cung có thể gặp ở nhiều vị trí như vòi trứng, buồng trứng, ở cổ tử cung, trên vết mổ thành tử cung, trong ổ bụng…  Trong đó, nguy hiểm nhất là thai ở chỗ nối của vòi trứng và tử cung vì nó thường gây vỡ sớm hơn, chảy máu nhiều và nhanh hơn, khó chẩn đoán hơn và sau khi xử trí, nhiều khả năng không có thai lại được sau này.

Phương pháp điều trị thai ngoài tử cung

Phương pháp điều trị thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung có thể gây nguy hiểm cho người bệnh

1. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa thường được áp dụng cho những trường hợp thai ngoài tử cung được phát hiện sớm với khối thai chưa vỡ.  Đây là phương pháp điều trị mang tính bảo tồn cao, nhằm tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh.

Phương pháp này được chủ yếu được thực hiện với thuốc Methotrexate. Trên thế giới, Methotrexate đã được dùng từ những năm 80, còn tại Việt Nam nó được ứng dụng cách đây khoảng hơn 10 năm. Thuốc Methotrexate có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào thai và hòa tan các tế bào hiện có. Theo đánh giá của các chuyên gia thì đến nay, loại thuốc này  phương pháp điều trị nội khoa hữu hiệu và được áp dụng phổ biến nhất.

Ngoài Methotrexate, một số thuốc khác cũng có thể được sử dụng cho các trường hợp thai ngoài tử cung như:  RU486, Prostaglandine, Clorua kali (tiêm vào khối thai) …

Việc dùng thuốc trong các trường hợp này thường là dùng 1 liều tiêm bắp 50mg/m2, sau theo dõi 4-7 ngày, nếu thấy cần thiết có thể lặp lại liều này, tối đa không quá 3 liều. Có trường hợp được tiêm bắp 1mg/kg/ngày, 4 lần liên tiếp và cách ngày. Tuy nhiên, cách dùng thuốc 1 liều dường như có hiệu quả hơn và ít tác dụng phụ hơn.

Phương pháp điều trị thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung cần điều trị như thế nào?

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần được theo dõi qua các dấu hiệu lâm sàng, siêu âm, xét nghiệm máu. Khối thai có thể tồn tại lâu, khi siêu âm vẫn nhìn thấy nhưng nếu nồng độ  beta HCG trong máu có sự sụt giảm liên tục và đáng kể, thì chứng tỏ tế bào nhau đã bị thuốc tiêu diệt dần dần.

Cần lưu ý là khi điều trị nội khoa, bệnh nhân và gia đình cần có sự kiên nhẫn, hiểu được tiến trình lui bệnh cũng như khả năng điều trị thất bại phải chuyển sang phẫu thuật, thậm chí là phẫu thuật cấp cứu. 

2. Điều trị ngoại khoa

Khi điều trị nội khoa không có hiệu quả hoặc là thai quá lớn, người bệnh cần được điều trị ngoại khoa để loại bỏ thai ngoài tử cung.

Trong phần lớn các trường hợp này, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật nội soi. Kỹ thuật này có ưu điểm là dễ thực hiện các thao tác bảo tồn vòi trứng, giúp vết thương nhanh lành hơn, người bệnh phục hồi nhanh hơn, giảm nguy cơ dính ruột sau mổ.

Nếu ống dẫn trứng bị vỡ hoặc thai ngoài tử cung gây chảy máu nặng thì người bệnh cần phải phẫu thuật khẩn cấp thông qua một vết mổ bụng. Lúc này, bác sĩ sẽ cắt đi vòi trứng mang khối thai hoặc chỉ mở vòi trứng để lấy khối thai và cầm máu nhằm mục đích giữ lại vòi trứng để giúp người bệnh sau đó vẫn có khả năng mang thai bình thường. 

Trong một vài trường hợp, sau phẫu thuật có thể cần tiêm methotrexate.

Theo các bác sĩ chuyên khoa của Phòng khám đa khoa Bắc Việt, việc lựa chọn phương pháp điều trị thai ngoài tử cung như thế nào là tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này, bạn hãy liên hệ trực tiếp tới Phòng khám đa khoa Bắc Việt để được trợ giúp thêm.

Bài viết liên quan

MỤC LỤC