Hoạt động 7h30-20h00 Cả ngày lễ, thứ 7 và chủ nhật

Rạch tầng sinh môn

Nhiều chị em trong lần sinh đầu tiên mang lo lắng, hoang mang và điều khiến họ sợ nhất là rạch tầng sinh môn. Nguyên nhân cho nỗi lo sợ này là gì? Để giúp bạn tránh đi những nỗi lo sợ, chuyên gia Phòng khám Bắc Việt sẽ chia sẻ những thông tin bạn cần biết về rạch tầng sinh môn dưới đây.

Tầng sinh môn có vị trí và cấu tạo như thế nào.

Tầng sinh môn được hiểu là phần mô được nằm giữa hậu môn và âm đạo gồm những bộ phận mềm, cơ và dây chằng có chiều dài từ 4 – 5cm. Khi sinh nở, bộ phận này sẽ được giãn nở một cách tự nhiên và có thể bị rạch nhằm thai nhi ra ngoài dễ dàng hơn.

Tầng sinh môn sẽ có cấu tạo 3 tầng: tầng nông, tầng giữa và tầng sâu. Và ở mỗi tầng khác nhau sẽ có cơ và một lớp cân riêng.

Chức năng của tầng sinh môn là gì?

Tầng sinh môn thuộc một phần của bộ phận sinh sản. Nó đóng vai trò trong việc nâng đỡ, bảo vệ những cơ quan trong vùng chậu, là cửa giao hợp tiếp nhận tinh trùng vào tử cung. Qua đó đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tình dục của người phụ nữ.

Trong quá trình sinh nở, đây là bộ phận sẽ giãn nở để giúp trẻ được sinh ra an toàn và dễ dàng hơn. Trong trường hợp có những người có tầng sinh môn kém giãn nở thì quá trình sinh em bé rất dễ gây nên những tổn thương và rách bộ phận này. Điều đó tạo nên những ảnh hưởng về thẩm mỹ cũng như suy giảm chất lượng đời sống tình dục của nữ.

Nguyên nhân rạch tầng sinh môn?

Trong cách sinh thường (sinh tự nhiên), âm đạo sẽ mở rộng cơ cho thai nhi chui qua. Nhưng có không ít trường hợp, thai phụ gặp khó khăn trong sinh nở dù đã mở âm đạo.

Để giảm bớt khó khăn, sự cố gắng trong thời gian này, nữ hộ sinh sẽ rạch một đường nhỏ trên tầng sinh môn và là điều hầu hết mọi thai phụ đều phải trải qua.

Rạch tầng sinh môn rộng áp dụng với trường hợp nào?

Rạch tầng sinh môn

Độ co giãn tầng sinh môn kém khi sinh đẻ buộc phải thực hiện rạch tầng sinh môn

Độ co giãn, linh hoạt của tầng sinh môn kém, hay mắc bệnh phụ khoa như viêm âm đạo hay viêm đáy chậu, phù nề,… là các trường hợp buộc phải rạch tầng sinh môn rộng.

Khi thai nhi có đường kính đầu to mà số cơn co của mẹ không đủ lực mạnh, ít cũng sẽ phải rạch tầng sinh môn với độ rộng hơn thông thường để tránh việc đầu em bé có thể bị chặn lại ở đáy chậu.

Thai phụ hơn 35 tuổi, mắc bệnh lý về tim, huyết áp thai kỳ sẽ được rạch tầng sinh môn để tránh nguy hiểm tới sức khỏe.

Trường hợp cổ tử cung mở rộng, đầu thai nhi đã thấp, nhưng thai nhi bắt đầu có hiện tượng thiếu oxy máu, nhịp tim bất thường, và ối đục hoặc bị trộn với phân su thì cần rạch tầng sinh môn rộng để lấy con gấp.

Rạch tầng sinh môn có gây đau?

Nỗi sợ đau trong lúc rạch tầng sinh môn khiến nhiều chị em lo lắng. Thực chất, việc rạch tầng sinh môn ít được chị em cảm nhận diễn ra khi nào. Điều này là do tác động của gây tê cục bộ và sự đau đớn đỉnh điểm ở các cơn co thắt.

Có thể tránh rạch tầng sinh môn?

Rạch tầng sinh môn

Massage tầng sinh môn và tập thể dục để hạn chế rạch tầng sinh môn rộng

Bằng cách massage tầng sinh môn và tập thể dục để tăng tính linh hoạt và độ đàn hồi của các mô cơ âm đạo mỗi ngày từ tuần 32 của thai kỳ, các bà mẹ có thể tránh hoặc hạn chế mức độ rạch tầng sinh môn. Đây là điều các bà mẹ phương Tây thường áp dụng và cho hiệu quả tích cực.

Rạch tầng sinh môn sau mỗi lần sinh đẻ là nguyên nhân khiến bộ phận này mất đi tính thẩm mỹ và trong đời sống vợ chồng sau này, cả người vợ lẫn người chồng đều giảm đáng kể sự khoái cảm.

Để thay đổi về kích thước, hình thái, thẩm mỹ tầng sinh môn trở về như lúc trước sinh để, chị em tìm đến thủ thuật vá tầng sinh môn. Điều này giúp cải thiện tính thẩm mỹ vùng kín đồng thời nâng cao chất lượng “đời sống vợ chồng” từ cả 2 phía, giúp duy trì ngọn lửa nồng nhiệt trong “cuộc yêu”.

Bài viết liên quan

MỤC LỤC