Hoạt động 7h30-20h00 Cả ngày lễ, thứ 7 và chủ nhật

Vết tiêm bị sưng có làm sao không và cách xử lý

Vết tiêm bị sưng có làm sao không là câu hỏi của rất nhiều người sau khi tiêm chủng quan tâm. Vậy, sau khi đi tiêm cơ thể có thể xảy ra các phản ứng gì và cách xử lý như thế nào? Hãy cùng theo dõi dưới đây để được các bác sĩ đến từ Phòng khám Đa khoa Bắc Việt đưa ra lời khuyên hữu ích nhất.

Các nguyên nhân gây phản ứng

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các phản ứng sau khi tiêm vaccine. Tuy nhiên, một số nguyên nhân thường gặp, có thể do vaccine, chất lượng vaccine, do quá trình tiêm chủng hoặc cũng có thể do phản ứng tùy vào cơ địa mỗi người.

Phản ứng liên quan đến vắc xin

Là phản ứng của từng cá nhân đối với các thành phần có trong vắc xin, bao gồm các phản ứng thông thường và phản ứng hiếm gặp, hầu hết các phản ứng liên quan tới vắc xin là nhẹ và tự khỏi. Phản ứng nghiêm trọng liên quan tới vắc xin rất hiếm gặp.

Phản ứng liên quan đến chất lượng của vắc xin

Phản ứng liên quan tới chất lượng của vắc xin có thể do khiếm khuyết xảy ra trong quá trình sản xuất vắc xin và làm tăng nguy cơ các phản ứng sau tiêm chủng.

Hiện tại, rất hiếm gặp phản ứng sau tiêm chủng do khiếm khuyết về chất lượng của vắc xin, do các cơ sở sản xuất vắc xin đều đã áp dụng thực hành sản xuất tốt (GMP), đồng thời kiểm định chặt chẽ đối với từng lô vắc xin trước khi sử dụng. Việc này giúp giảm thiểu tối đa những phản ứng như vậy. Việc kiểm định vắc xin trong quá trình sản xuất, trước khi được phép xuất xưởng và trước khi sử dụng cũng được thực hiện hết sức nghiêm ngặt, nhằm đảm bảo vắc xin có chất lượng tốt nhất và đảm bảo an toàn đối với người sử dụng.

Phản ứng liên quan đến sai sót tiêm chủng

Phản ứng liên quan đến sai sót tiêm chủng bao gồm phản ứng liên quan  quá trình bảo quản, vận chuyển, chỉ định và tiêm chủng vắc xin không đúng. Những phản ứng này đều có thể phòng  ngừa được. Ngày nay có nhiều loại thiết bị bảo quản lạnh chuyên dụng, trong đó có loại thiết bị theo dõi nhiệt độ được trang bị đầy đủ cho các tuyến trong tiêm chủng mở rộng. Việc thực hiện đúng các quy định trong vận chuyển, bảo quản vắc xin, cùng hoạt động thực hành tiêm chủng đúng quy trình (khám sàng lọc để có chỉ định tiêm chủng thích hợp, thực hành pha hồi chỉnh vắc xin đối với loại vắc xin dạng đông khô), hoặc các thực hành tiêm chủng khác như sử dụng bơm kim tiêm tự khóa an toàn luôn luôn được chú trọng.

Phản ứng liên quan đến lo lắng khi tiêm chủng

Đây là phản ứng của cơ thể do sự lo lắng quá mức với tiêm chủng. Phản ứng này hay gặp ở nhóm trẻ lớn, người lớn, đặc biệt trong các đợt tiêm chủng cho nhiều đối tượng. Trong chiến dịch tiêm vắc xin sởi-rubella vừa qua, có một số địa phương ghi nhận phản ứng dây chuyền này. Tuy nhiên tất cả các cháu đều bình phục ngay sau khi được chăm sóc tại điểm tiêm chủng hoặc cơ sở y tế.

Trùng hợp ngẫu nhiên

Là phản ứng sau tiêm không phải do vắc xin hay sai sót tiêm chủng, cũng không liên quan lo lắng khi tiêm chủng, mà là do bệnh lý sẵn có của đối tượng được tiêm chủng. Phản ứng có thể xảy ra trùng hợp với thời điểm tiêm chủng và đôi khi có thể bị cho là do tiêm chủng vắc xin. Lịch tiêm chủng cho trẻ em thường bắt đầu rất sớm. Giai đoạn này trẻ rất dễ bị nhiễm trùng hay các bệnh bẩm sinh hoặc có các dấu hiệu thần kinh kể cả tử vong vì thế rất dễ bị quy do tiêm chủng.

vết tiêm bị sưng có làm sao không

Những phản ứng thường gặp sau khi tiêm phòng

Việc tiêm vaccine phòng bệnh là một việc làm cần thiết và bắt buộc đối với chúng ta ngay từ khi vừa lọt lòng mẹ. Vaccine được tiêm vào cơ thể là biện pháp đưa kháng nguyên, kích thích hệ miễn dịch sinh ra miễn dịch đặc hiệu để chống lại virus. Chính vì vậy mà sau khi tiêm vaccine, cơ thể chúng ta sẽ xảy ra một số các phản ứng nhằm tự bảo vệ mình, chống lại loại virus do vaccine gây ra. Một số phản ứng thường gặp:

Phản ứng ở mức độ nhẹ

Mức độ nhẹ, phản ứng xảy ra ở hầu hết người được tiêm. Ở mức độ này, người được tiêm sẽ có sốt nhẹ, đau tại nơi tiêm và khi uống thuốc hạ sốt vẫn có khả năng hạ sốt tốt,ớn lạnh, khó chịu, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, đau đầu hoặc mất cảm giác ngon miệng,  ngoài ra còn có thể bị sưng và đỏ tại chỗ vết tiêm,…. 

Phản ứng nhẹ thưởng xảy ra sau khi tiêm vaccine chỉ vài giờ và cũng sẽ biến mất trong thời gian ngắn. Phản ứng nhẹ ít gây nguy hiểm cho người được tiêm. Các phản ứng có thể xảy ra trong vài ngày. Tuy nhiên, riêng với vaccin sởi thì có thể sẽ xuất hiện sau khi tiêm 6- 12 ngày.

Phản ứng ở mức độ vừa

Trong mức độ vừa, sau khi tiêm sẽ xuất hiện những phản ứng khá nghiêm trọng như sốt cao nhưng khi dùng thuốc lại hạ sốt kém. Người được tiêm bị nổi mẩn, mề đay, dị ứng, sốt xuất hiện sau khi tiêm 12h, xuất hiện các cơn co giật. Khi gặp tình trạng phản ứng ở mức độ vừa, bạn nên liên hệ ngay với cơ sở tiêm chủng để được hỗ trợ và tư vấn bởi nhân viên y tế chuyên khoa.

Phản ứng ở mức độ nặng

Xuất hiện các phản ứng nặng và chúng thường để lại những hậu quả lâu dài. Các phản ứng sốc do nhiễm độc, sốc phản vệ của cơ thể. Có thể gây ra khuyết tật, nguy hiểm cho tính mạng như động kinh, dị ứng, giảm tiểu cầu, giảm trương lực, giảm phản ứng,….

Vết tiêm bị sưng có làm sao không?

Một vắc-xin lý tưởng là vắc-xin không gây ra phản ứng, hoặc chỉ xảy ra các phản ứng bất lợi nhẹ .Thêm vào đó, các thành phần khác có trong vắc xin (ví dụ như tá dược, chất ổn định, và chất bảo quản) có thể gây khởi phát phản ứng. Một vắc xin tốt là vắc xin ít gây phản ứng (hạn chế gây ra phản ứng ở mức thấp nhất, dù là phản ứng nhẹ) trong khi tạo được đáp ứng miễn dịch ở mức cao nhất.

Phản ứng sau khi sử dụng vắc- xin là tình trạng đáp ứng của cá nhân đơn lẻ đối với thành phần của vắc-xin đã sử dụng cho cá nhân đó, ngay cả khi vắc-xin đó đảm bảo hoàn toàn các yêu cầu bảo quản, vận chuyển, chuẩn bị và chỉ định.

Các phản ứng bất lợi có thể xảy ra ở các mức độ khác nhau, từ những tác dụng không mong muốn nhẹ cho tới những phản ứng nặng và nghiêm trọng (do đó song song với việc sử dụng vắc-xin là cần phải nắm rõ những phản ứng bất lợi có thể xảy ra

Vết tiêm bị sưng có sao không? Vấn đề này được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên, đây là một trong những phản ứng phụ tự nhiên thường gặp, không chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ mà ngay cả với người lớn sau khi tiêm. Vì vậy, khi gặp tình trạng này, các bạn không nên lo lắng, dấu hiệu này cũng sẽ tự hết sau một thời gian mà không cần có bất cứ can thiệp nào. Với những trường hợp vết tiêm bị sưng đau nghiêm trọng, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín gần nhất để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Với những thông tin được chia sẻ từ bài viết, mong rằng người đọc đã có thêm hiểu biết và hiểu được rằng vết tiêm bị sưng có làm sao không, đây là một phản ứng hoàn toàn tự nhiên của cơ thể. Mọi thông tin cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại miễn phí: 0862.698.266

Bài viết liên quan

MỤC LỤC